Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Dân kiện đòi Formosa bồi thường vẫn được

-Dân kiện đòi Formosa bồi thường vẫn được

20/10/2016, 18:46 (GMT+7)

Phạm Hoài Huấn (*) (TBKTSG) - Dư luận đang quan tâm chuyện tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trả đơn người dân yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển công ty này gây ra trong thời gian gần đây.

Vấn đề này không đơn thuần là câu chuyện về tố tụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Với tầm vóc và sự tác động của sự cố ô nhiễm môi trường này, ít nhất, khi đánh giá, phải xét ở cả khía cạnh về bảo đảm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bảo đảm về môi trường và quyền lợi của các bên có liên quan trực tiếp đến sự cố.

Tại sao Formosa lại đầu tư vào Việt Nam?

Trả lời cho câu hỏi này, chính là bàn về vấn đề thu hút đầu tư. Có nhiều người sẽ trả lời rất nhanh, rằng Việt Nam là một nước đang có tốc độ phát triển nhanh, lao động giá rẻ, môi trường chính trị ổn định... Tất nhiên, những ý này không sai. Có một sự thật là Việt Nam chưa bao giờ là nơi thu hút các dự án công nghệ cao mang tính đột phá, dự án sử dụng năng lượng sạch. Là một nhà đầu tư lớn, Formosa có nhiều lựa chọn khác như Lào, Campuchia hoặc những nước tương tự. Nói cách khác, Việt Nam không phải là lựa chọn duy nhất của họ trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Cho nên, muốn được Formosa chọn là địa điểm đầu tư, Việt Nam phải chứng minh cho họ thấy Việt Nam có nhiều ưu đãi hơn so với các lựa chọn khác. “Chọn thép hay chọn cá” là một câu nói rất... mất lòng nhưng trên thực tế, nó có khía cạnh đúng. “Nhà nghèo, con đông”, nhu cầu có cái ăn đặt ra cấp thiết hơn nhu cầu ăn ngon và ăn sạch.

Nhìn từ góc độ của một luật sư tư vấn đầu tư, với dự án trị giá hàng chục tỉ đô la Mỹ như của Formosa Hà Tĩnh, bắt buộc phải có các cam kết về bảo đảm đầu tư. Đồng tiền đi liền khúc ruột, không có lý do gì đầu tư lớn mà không yêu cầu các cam kết mang tính bảo đảm cho khoản đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh quốc gia sở tại đang có nhu cầu thu hút đầu tư.

Quyết định xử lý sự cố môi trường do Formosa gây ra

Làm cơ sở cho các bình luận tiếp theo, cần thiết phải xác định bản chất của cam kết bồi thường 500 triệu đô la Mỹ trong thời gian vừa qua. Ngay cả khi chính quyền của Việt Nam có đưa ra các cam kết, ưu đãi và bảo hộ đầu tư thì Formosa cũng phải tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu về sản xuất, môi trường và quan trọng hơn là tuân thủ pháp luật Việt Nam. Thu hút đầu tư không có nghĩa là đặt Formosa ra ngoài vòng cương tỏa của pháp luật.

Cho nên, khi công ty này vi phạm pháp luật, họ phải bị xử lý. Với một sự cố ô nhiễm môi trường biển lớn như đã thấy, Formosa có thể phải đứng trước nguy cơ bị rút giấy phép. Tuy vậy, trên thực tế, để rút giấy phép của họ, xét ở khía cạnh pháp lý là không hề đơn giản. Cần phải cân nhắc đến các cam kết của Việt Nam khi chấp thuận cho Formosa đầu tư vào Việt Nam, các hiệp định/cam kết về đầu tư quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bất cứ hành động khinh suất nào cũng có thể khiến cho Formosa có quyền khởi kiện Chính phủ Việt Nam. Cho nên, thái độ dè dặt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua có thể tạm chấp nhận (ở một phương diện nào đó).

Quyền khởi kiện của người dân

Sự cố ô nhiễm môi trường biển mà Formosa gây ra ảnh hưởng đến hoạt động và thu nhập của người dân. Xét từ góc độ của pháp luật Việt Nam hiện hành, từng người ngư dân và/hoặc nhóm ngư dân có thể khởi kiện để yêu cầu công ty này bồi thường thiệt hại. Nhìn từ góc độ tố tụng, có hai việc cần bàn:
Thứ nhất: Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền để xử lý vụ việc này. Đây chỉ là một vụ kiện về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như bao nhiêu vụ kiện khác.

Thứ hai: Việc khởi kiện này xét cho tận cùng là một mối quan hệ tay đôi/hoặc quan hệ nhiều bên giữa các cá nhân hành nghề ngư nghiệp và Formosa. Nó không liên quan gì đến việc Nhà nước rút giấy phép của Formosa như trên đã đề cập.

Khuyến nghị từ góc nhìn chính sách

Rõ ràng Nhà nước đang đứng trước sức ép ghê gớm từ các cam kết về đầu tư và cơn giận dữ của người dân. Theo các cam kết này, mặc dù Nhà nước không thể/hoặc không nên rút giấy phép nhưng không có nghĩa là Nhà nước ngăn cản quyền khởi kiện chính đáng của ngư dân. Tôi đánh giá rằng, vụ kiện Formosa lần này là một phép thử mạnh mẽ đối với ngành tư pháp Việt Nam. Không có lý do gì để tòa án từ bỏ thẩm quyền xét xử của mình.

Ở khía cạnh thực thi chính sách, Nhà nước nên cân nhắc cứ để hoặc thậm chí là khuyến khích người dân khởi kiện Formosa. Với việc hàng trăm vụ kiện nhắm vào, Formosa sẽ chịu sức ép mạnh mẽ từ việc bồi thường theo thủ tục bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thậm chí là sức ép từ các tổ chức môi trường quốc tế. Nó sẽ là cơ sở thực tế để Formosa đàm phán, chấp nhận chi trả nhiều hơn cho việc bồi thường. Thực hiện được điều này, Nhà nước không vi phạm cam kết bảo hộ đầu tư nhưng người dân và môi trường thì được hưởng lợi.

(*) Cố vấn pháp lý Victory LLC



=-VIỆT NAM SỤP BẪY “CHIẾN LƯỢC” CỦA TRUNG QUỐC LÀ TỪ NÔNG ĐỨC MẠNH & NGUYỄN TẤN DŨNG

FB Trương Nhân Tuấn Monday, October 3, at 1:35am

Hoa Kỳ đang kiện “chống phá giá” vì nghi rằng thép nhập cảng VN thực tế là thép của TQ đội lốt. Tin tức cho biết, lợi dung sự khác biệt thuế khóa, thép từ TQ có thể “tuồng” sang VN, sau đó gắn nhãn “ma-dze in VN” rồi xuất khẩu sang Mỹ. Điều tương tự đã từng xảy ra, thép của TQ nhập vào VN, gắn nhãn VN, sau đó xuất sang Châu Âu.

Trở lại vụ Formosa, sau cuộc biểu tình “lịch sử” ngày hôm qua do giáo dân hạt Kỳ Anh tổ chức với khoảng 20.000 người tham gia, nhiều nghi vấn cần đặt ra. Cái cổng đồ sộ bằng sắt sơn màu sữa của Formosa bị ghi hàng chữ đen tố cáo “Nguyễn Tấn Dũng bán nước”.

Khu công nghiệp Vũng Áng được thành lập năm 2006 tại xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, dưới thời Nông Đức Mạnh làm TBT và 3X làm thủ tướng. Tương tự vụ khai thác Bô Xít ở Đắc Nông, khu Vũng Áng là một “chủ trương lớn của đảng”. Các “tuyên bố chung” giữa VN và TQ cùng thời kỳ, tuy không nói đến tên Vũng Áng, nhưng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần dự án “hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa các tỉnh Hoa Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam với các tỉnh VN như Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Nhưng nếu nhìn trên bản đồ, rõ ràng Hà Tĩnh mới có vị trí “chiến lược” cho Hải Nam và các tỉnh Hoa Nam, là hải cảng, cũng là đầu đường dẫn sang Lào và Thái Lan. Các tuyên bố chung hai bên cũng khẳng định các việc “Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác.”

Quả nhiên khu công nghiệp Vũng Áng đến nay, “trên giấy tờ”, đáp ứng đầy đủ và thể hiện cụ thể trên thực tế các thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.

Trên giấy tờ là vì việc “chế biến khoáng sản”, năng suất mỏ sắt ở Thạch Khê và các mỏ titan ở VN làm sao đủ nguyên liệu để đưa vào lò chế biến ?

Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) nói là mỏ sắt lớn nhứt Đông Nam Á, nhưng đó là chỉ nghe nói. Tương tự như mỏ Bô Xít, mỏ sắt Thạch Khê không dễ khai thác, vì nó nằm sâu khoảng 100 mét dưới đất. Muốn đầu tư khai thác thì phải bỏ vốn rất lớn. Với giá thép thành phẩm hiện nay không ai dại phiêu lưu. Từ năm 2008 đến nay, mỏ này đã “đắp chiếu”.

Tức là VN đã phạm “sai lầm chiến lược” khi hợp tác với dự án “hai hành lang, một vành đai” với TQ.

Các đường xe lửa nối Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng hay Hà nội – Bằng tường… chỉ nhằm khai thông cho hàng hóa nội địa của TQ vào VN, hay ra biển. Các tỉnh nội địa của TQ kém phát triển hơn các tỉnh ven biển, vì thiếu cơ sở hạ tầng. Sau khi các tỉnh ven biển đã phát triển bảo hòa, lãnh đạo TQ “hướng nội”, tập trung nõ lực cho các tỉnh nội địa. VN sẽ chỉ là trạm “trung chuyển”, hàng TQ vào VN để được gắn nhãn “ma-dze in VN”, hay là nơi tiêu thụ cho hàng hóa các tỉnh TQ. Trong khi khu vực Vũng Áng còn đóng vai trò “thùng rác” của TQ.

Chuyện Hoa Kỳ kiện VN vì phá giá thép đổ bể ra chuyện thép TQ đội lốt. VN đâu có sản xuất thép mà bán phá giá ?

Một giả thuyết mà tôi đã đặt ra từ khi có biến cố ô nhiễm biển trên bình diện rộng lớn 200 cây số, trải dài 4 tỉnh miền Trung, là nhà máy thép Formosa không phải là nhà máy chế biến thép, mà thực ra là một nhà máy “xử lý chất thải” (của các chi nhánh Formosa cũng như rác thải công nghiệp của TQ).

Vũng Áng và Formosa là “chủ trương lớn của đảng”. Ai ghi tên 3X “bán nước” trên tấm của cổng Formosa chắc cũng hiểu rất nhiều chuyện nội bộ của đảng.

Theo tôi, 3X cũng chỉ là kẻ thừa hành. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là “đảng”.

Vì vậy, không biết bao nhiêu lần tôi kêu gọi làm áp lực để “đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, chớ không thể chịu trách nhiệm khơi khơi theo HP: chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Đảng phải có “tư cách pháp nhân” như mọi tổ chức khác, hoạt động ở VN. Đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mới đây tôi có nói rằng, nếu ông Trọng muốn đánh tham nhũng là phải cùm đầu Nông Đức Mạnh và Nguyễn tấn Dũng.

Mọi người đã thấy, VN sụp bẫy “chiến lược” của TQ là từ Nông Đức Mạnh và 3X. Bô Xít, Vũng Áng… đều là “chủ trương lớn của đảng”. Mà đại diện “đảng” lúc đó là Nông Đức Mạnh. Còn 3X là “người thực hiện”.

Phải “luật hóa” sinh hoạt của đảng. Mọi hành vi sai trái của đảng phải bị luật pháp trừng trị.

Đảng viên CSVN không dám ra luật này vì lo sợ người dân khiếu kiện đảng từ các việc “cải cách ruộng đất”, “nhân văn giai phẩm”, “cải tạo công thương nghiệp”… Mới đây là ô nhiễm biển do Formosa.

Nhưng nếu không đặt đảng vào “khuôn phép”, thì đất nước sẽ bị diệt vong. Một người lãnh đạo đảng theo Tàu thì cả nước phải làm nô lệ cho Tàu, bằng không thì lãnh mọi hệ quả như hiện nay: từ nhập siêu cho tới thùng rác công nghiệp.
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/1252274458137687



Dân Hà Tĩnh đòi bồi thường thiệt hại

Hơn 1000 hộ gia đình tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gửi đơn đến Quốc hội và Chính phủ “yêu cầu chi trả tiền bồi thường thiệt hại” vì môi trường biển bị tàn phá.

Bức thư đề ngày 22/9/2016 đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân.

“Không chỉ có những nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.

“Số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra,” bức thư viết.

Image copyrightFB TRINH MINH HIEN

Được biết vào ngày 15/9/2016 chính quyền Hà Tĩnh đã tổ chức buổi họp với người dân ở đây để phổ biến thông tin về việc kê khai thiệt hại, nhưng đã vấp phải sự phản đối của người dân ở đây.

“Họ đã bỏ ra về mà không thực hiện sự kê khai theo bảng mẫu hướng dẫn của chính quyền đưa ra.Image copyrightAFPImage captionDu lịch tại các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng môi trường cũng đang hứng chịu hậu quả.

“…Bên cạnh đó, những người bị thiệt hại cũng không đồng ý với thời gian tính thiệt hại của chính quyền là chỉ bồi thường thiệt hại trong 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9), vì họ cho biết căn cứ vào kết quả khoa học được công bố, để phục hồi lại trạng thái ban đầu của môi trường biển phải mất từ 50 đến 70 năm tới,” thông cáo viết.

Trong bức thư cử người đại diện cho họ là một linh mục và một luật sư nói rằng nếu Chính phủ không trích từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà Công ty Formosa đã chuyển đầy đủ cho Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho họ, thì trong vòng 15 ngày nữa, hơn một ngàn hộ dân này sẽ đồng loạt tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền.

Một số luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý đã tới Hà Tĩnh trong vài tháng qua để trợ giúp hàng ngàn hộ dân khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do phía công ty Formosa gây ra.

Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói vụ cá chết ở miền trung ảnh hưởng hàng trăm ngàn người.Image copyrightREUTERS

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, được dẫn lời nói tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 hồi tháng Bảy rằng việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng cho 4 tỉnh ven biển miền Trung.

“Cử tri và nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý Nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường,” ông Nhân nói.

Một báo cáo khác được mô tả là vừa được gửi đến Quốc hội cho biết Chính phủ Việt Nam nói: “Theo Chính phủ, tính toán sơ bộ thì sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100 nghìn người, do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc”.Image copyrightFACEBOOK ANTHANH LINHGIANG

Vào đầu tháng 8 đã có nhiều cuộc xuống đường với khẩu hiệu về vấn đề môi trường biển và công ty Formosa đã diễn ra tại khu vực Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Trước đó trong tháng Năm hàng ngàn người xuống đường tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội và TP. HCM yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ cá chết này.

Tổng số lượt xem trang